MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI ĐƠN HÀNG TRÊN 1 TRIỆU ĐỒNG

Bí Ẩn Chùa Địa Ngục Và Những Lời Đồn Ly Kỳ Về

Bí Ẩn Chùa Địa Ngục Và Những Lời Đồn Ly Kỳ Về "Rừng Ma Ao Dứa"

Chùa Địa Ngục nằm trên vùng đất du lịch Tam Đảo nổi tiếng, nơi này thường ít được mọi người biết đến ngoại trừ các bạn hay đi phượt. Tại sao Chùa lại có tên nghe hư cấu và có cảm giác hơi rùng rợn? Chùa Địa Ngục ở đâu? Hãy cùng khám phá và trải nghiệm về ngôi chùa linh thiêng và kì bí này nhé!

Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:

1. Lịch sử chùa Địa Ngục

2. Kiến trúc chùa Địa Ngục

3. Đường đến chùa Địa Ngục

4. Chùa Địa Ngục và những lời đồn về

5. Lưu ý khi đến chùa Địa Ngục

kinh nghiệm ngủ đêm chùa địa ngục

Tìm hiểu về chùa Địa Ngục

1. Lịch sử chùa Địa Ngục

Chùa Địa Ngục tên Hán cổ gọi là “Địa ngục Tự” là ngôi chùa được nhà sử học Lê Quý Đôn nhắc đến trong Kiến văn Tiểu lục với hình dáng vuông vắn, tường làm bằng đá, cửa hai bên khóa sắt bên trong, thời gian xây dựng không rõ. 

Không giống như một ngôi chùa thông thường tại Việt Nam, chùa Địa Ngục Tam Đảo mang dáng dấp hoang dại, đơn sơ, trầm mặc, đem đến cho du khách cảm giác về một ngôi chùa hoang bị lãng quên.

Trong nhiều năm qua, ngôi chùa không có sư trụ trì, lặng lẽ ẩn sâu trong khu rừng hoang vắng. Vào năm 2008, sư thầy Thích Thanh Toàn cùng nhóm Phật tử và một số người đi rừng lâu năm, nhiều kinh nghiệm đã cùng lên kế hoạch và tìm kiếm ngôi chùa Địa Ngục Vĩnh Phúc. Nhưng trải qua nhiều năm, không thấy dấu vết của chùa, phải tìm đến lần thứ 7 mọi người mới phát hiện ra vết tích của ngôi chùa Địa ngục Vĩnh Phúc.

Vùng đất linh thiêng Tam Đảo cùng với những danh thắng nổi tiếng như chùa Tây Thiên, suối Bạc, chùa Đồng Cổ, khe giải oan….

balo đi phượt

balo du lịch đa năng

balo north face router

balo north face surge

2. Kiến trúc chùa Địa Ngục

Theo lưu truyền của sử sách và dân gian, Chùa Địa Ngục ở Tam Đảo có kết cấu bằng đá gồm 7 tòa tháp nhỏ. Nhưng kể từ khi được phát hiện vào năm 2008, ngôi chùa chỉ còn tồn tại 4 tòa tháp. 

Trong ngôi chùa có một quả chuông đồng khá lớn khoảng 2 tấn, được sư thầy và các tiểu hòa thượng tu hành nơi đây thỉnh chuông 2 lần khi cầu kinh niệm Phật. Bao quanh ngôi chùa Địa Ngục Tam Đảo Vĩnh Phúc có nhiều cây cổ thụ quý hiếm như mộc quế, trầm hương,...cùng hệ sinh thái thảm thực vật gió mùa nhiệt đới xanh tươi, hoa nở quanh năm cho người tu hành và du khách ghé thăm có cảm giác bình an nơi cửa Phật.

đường đi chùa địa ngục ở đâu

Kiến trúc chùa Địa Ngục đơn giản nhưng độc đáo

Cũng như một số thông lệ của một ngôi chùa, chùa địa ngục được trấn yểm xung quanh bằng bùa vải vàng với những câu kinh phật và sư trụ trì có một vùng cấm địa riêng bất khả xâm phạm. Tương truyền rằng vị trí đặt chùa để trấn yểm yêu ma, bảo vệ và đem lại bình an cho rừng thiêng Tam Đảo.

3. Đường đến chùa Địa Ngục

Đường vào chùa Địa Ngục trên Tam Đảo phù hợp với những những dân phượt thích khám phá thiên nhiên và đo lòng kiên trì của người theo giới tu hành đắc đạo.

Để đặt chân đến được ngôi chùa địa ngục, bạn phải băng qua khu rừng má quái đó chính là Rừng ma áo dứa. Con đường vào rừng dài khoảng 12 cây số với những đoạn nhỏ hẹp là một lối mòn hun hút, xung quanh là những cây cổ thụ to lớn, cuốn những đoạn dây leo chằng chịt và những khoảng cây rậm rạp ẩm thấp bao trùm, thêm vào đó là không khí lãng đãng sương, gió thổi lạnh dần qua từng kẽ tóc.

Lý giải cái tên khu rừng ma quái là vì dù bạn có đến đây vào mùa hè với ánh nắng chói chang thì cũng rất khó để có thể hứng trọng được tia nắng bởi nơi đây là cả một rừng trúc đan xen nhau dày đặc.

Hãy thử thách bản thân trải nghiệm cảm giác tận hưởng một cảnh đẹp hùng vĩ và kỳ bí như trong những bộ phim kiếm hiệp bởi đi suốt con đường vào rừng bạn sẽ thấy thấp thoáng vài lá bùa được dán trên thân cây trúc xanh mướt.

đường vào chùa địa ngục Vĩnh Phúc Tam Đảo

Đường vào chùa Địa Ngục khó đi, tiêu tốn thể lực

Do quãng đường di chuyển khá dài nên du khách nên chuẩn bị tốt về mặt thể lực đồng thời chú ý mang những đồ gọn nhẹ; đồng thời bạn cần dùng loại balo chất liệu vải tốt, không thấm nước, thiết kế hệ thống dây quai đeo chắc chắn đồng thời bảo vệ vai và lưng của người dùng.

Chùa Địa Ngục trên Tam Đảo ngày nay đang được tu bổ và phục dựng để trở thành một điểm tham quan lý tưởng dành cho những du khách muốn khám phá. Ngôi chùa hiện nay vẫn còn khá hoang sơ và thâm trầm cổ kính.

4. Chùa Địa Ngục và những lời đồn về "Rừng ma ao dứa"

Chùa Địa Ngục với quãng đường đi dài, xuyên qua với gốc cây già mục nát hai bên và thân cây lớn đổ chắn ngang, những tấm bùa trú màu vàng chữ đỏ yểm dọc hai bên đường tạo nên một cảnh tượng âm u, lạnh lẽo và có phần ma mị khi di chuyển vào lúc ban đêm. 

Những lời đồn về rừng ma ao dứa chùa Địa Ngục theo lời kể của dân trong vùng về thời xa xưa có nhóm thợ săn đi bắt hổ nhưng chỉ có một người trở về bị hóa điên, và từ đó đến nay thỉnh thoảng có những người dân đi lạc không trở về. Những người ngủ đêm tại chùa Địa Ngục kể lại rằng đôi khi nghe thấy những tiếng hú vọng dài trong đêm tối, không biết rõ của người đi lạc hay của ma quỷ nơi rừng thiêng nước độc.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tam Đảo

rừng ma ao dứa ở đâu

Chùa Địa Ngục - Rừng ma ao dứa

5. Lưu ý khi đến chùa Địa Ngục

Nhằm giúp du khách có chuyến đi an toàn, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đi chùa Địa Ngục.

  • Chuẩn bị giấy tờ tùy thân (CMND hoặc thẻ CCCD) để trình và viết cam kết khi xin vào vãn cảnh chùa 
  • Để đảm bảo thể lực di chuyển trên quãng đường đi bộ dài hơn chục cây số, cần đem theo đồ ăn ngọt và nước uống.
  • Đoạn qua cầu Thăng Long nhiều du khách bị nhầm hay đi lên cầu, chú ý đoạn này cấm xe mô tô 2-3 bánh, chỉ cho phép ô tô đi, do vậy ô tô thường chạy với tốc độ khá cao dễ gây nguy hiểm.
  • Trên đường đi bộ đến chùa nên đi bám sát nhau theo đoàn, một số đoạn có rêu phong phủ đầy nên khá trơn và tránh dùng quá nhiều ánh sáng đèn dễ thu hút côn trùng. Theo quan niệm dân gian, khi di chuyển không nên gọi tên để tránh hồn ma đi theo.
  • Khu vực này cấm du khách hái cây, bẻ cành và tuyệt đối không mang phong lan về sẽ bị kiểm lâm bắt phạt khá nặng.
  • Đường đi xuống dốc khá nguy hiểm, quanh co, dốc khúc, đề phòng tai nạn khi tắt máy thả trôi đối với xe mô tô và xe tay ga. Khi phát hiện những nguy hiểm hoặc sự cố, lập tức dừng xe, gọi ngay cứu hộ.
  • Du khách có thể chuẩn bị lều ngủ hoặc thuê lều nếu muốn ngủ đêm tại đây. Hoặc lựa chọn ở tại các homestay Tam Đảo trong chuyến đi của mình.

Chúc du khách có một hành trình trải nghiệm lý thú khi ghé thăm chùa Địa Ngục!

Xem thêm: Quán Gió Tam Đảo - Nơi đưa tay có thể chạm được mây