MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI ĐƠN HÀNG TRÊN 1 TRIỆU ĐỒNG

Khám Phá Rừng Ngập Mặn Cần Giờ - “Lá Phổi Xanh” Của TPHCM

Khám Phá Rừng Ngập Mặn Cần Giờ - “Lá Phổi Xanh” Của TPHCM

Cần Giờ là một huyện thuộc TPHCM. Nơi đây có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn, trong đó phải có kể tới rừng ngập mặn. Người ta vẫn thường ví rằng rừng ngập mặn Cần Giờ chính là “lá phổi xanh” của TPHCM. Tại sao lại nói vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:

1. Đôi nét về Rừng ngập mặn Cần Giờ

1.1. Vị trí địa lý rừng Cần Giờ

1.2. Lịch sử hình thành rừng ngập mặn Cần Giờ

1.3. Hệ sinh thái rừng Cần Giờ

2. Vai trò rừng ngập mặn Cần Giờ

3. Tiềm năng phát triển du lịch rừng Cần Giờ

4. Địa điểm khám phá trong rừng ngập mặn Cần Giờ

balo di phuot

balo du lịch giá rẻ tphcm

mua balo the north face chính hãng ở đâu

balo deuter futura 32

balo north face box shot


diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ

Khám phá rừng ngập mặn Cần Giờ

1. Đôi nét về Rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng Cần Giờ hay còn được biết đến với cái tên là Rừng Sác. Khu rừng thuộc huyện Cần Giờ này đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 21/01/2000. Tại đây, hệ động - thực vật cực kỳ đa dạng và phong phú.

1.1. Vị trí địa lý rừng Cần Giờ

Vị trí địa lý rừng ngập mặn Cần Giờ này nằm ở tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông và cách trung tâm thành phố về phía Đông khoảng 40km. 

Tổng diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ theo đo đạc được là 75.740ha và được chia làm 3 phần:

  • Phần lõi: 4.721ha
  • Vùng chuyển tiếp: 29.880ha
  • Vùng đệm: 41.139ha

Phía Bắc rừng giáp với tỉnh Đồng Nai, còn phía Nam thì giáp với biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và phía Tây giáp với 2 tỉnh miền Tây là Tiền Giang và Long An.

1.2. Lịch sử hình thành rừng ngập mặn Cần Giờ

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, khi ấy chưa có tác động của con người nên nơi đây vẫn còn rất hoang sơ, tự nhiên. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đặc biệt đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, khi trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt, dưới sự tàn phá của bom đạn, chất độc hóa học, nơi đây đã trở thành “vùng đất chết”.

khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được tích cực khôi phục lại sau chiến tranh

Theo như lịch sử rừng ngập mặn Cần Giờ ghi lại thì vào ngày 28/02/1978, huyện đảo Cần Giờ đã được Trung ương chuyển giao từ tỉnh Đồng Nai về cho thành phố. Sau khi chuyển giao rừng được Ty Lâm nghiệp thành phố (nay là Sở Nông nghiệp & PTNT TPHCM) huy động sức người, sức của với quyết tâm phải khôi phục lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.

Sau nhiều năm nỗ lực, hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Có tới hơn 31 nghìn ha diện tích rừng xanh bao phủ, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, còn lại là rừng tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.

Hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ đã thực sự trở thành “lá phổi của thành phố”, góp phần thanh lọc không khí cho Cần Giờ nói riêng và TP.HCM nói chung.

1.3. Hệ sinh thái rừng Cần Giờ

Hệ sinh thái rừng Cần Giờ là sự kết hợp giữa hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy vực, giữa hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Ngày nay, cả chính quyền và người dân đều đang nỗ lực hết mình để làm đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cần Giờ. Kết quả đạt được cụ thể là:

1.3.1. Hệ thực vật

Có thể nói, hệ thực ra tại rừng ngập mặn Cần Giờ vô cùng đa dạng, số lượng lớn, chủng loại nhiều. Cụ thể, thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ đã có tới hơn 150 loài, trong đó, có các loài đặc trưng là: ô rô, bần trắng, bần chua,  mầm trắng, đước đôi,...

Vào năm 2007, sau khi tiến hành hàng loại các khảo sát đã cho thấy, rừng ngập mặn Cần Giờ có tới 220 loài thực vật bậc cao, 155 chi và 60 họ. Phổ biến nhất phải kể tới các họ:

  • Họ Cúc (tên tiếng anh: Asteraceae) 8 loài
  • Họ Hòa thảo (tên tiếng anh: Poaceae) 20 loài
  • Họ thầu dầu (tên tiếng anh: Euphorbiaceae) 9 loài
  • Họ Đước (tên tiếng anh: Rhizophoraceae) 13 loài
  • Họ Cói (tên tiếng anh: Cyperaceae) 20 loài
  • Họ Đậu (tên tiếng anh: Fabaceae) 29 loài.

hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có chức năng gì

Hệ sinh thái rừng ngập mặn cực đa dạng

1.3.2. Hệ động vật

Hệ động vật tại rừng ngập mặn Cần Giờ cũng phong phú không thua kém gì hệ thực vật. Hiện tại rừng:

  • Khu hệ cá: Hơn 130 loài
  • Hệ động vật thủy sinh không xương sống: Hơn 700 loài
  • Khu hệ động vật có xương sống: bò sát 31 loài, lưỡng cư có 9 loài, động vật có vú 4 loài. Trong đó, tại đây có tới 11 loài bò sát hiện đang nằm trong sách đỏ Việt Nam cần bảo tồn như: cá sấu hoa cà (crocodylus porosus), tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn gấm (python reticulatus), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah),...
  • Khu hệ chim: 17 bộ, trong đó có 79 loài chim không phải chim nước và 51 loài chim nước

2. Vai trò rừng ngập mặn Cần Giờ

Có khá nhiều người khi tới tham quan và tìm hiểu về rừng ngập mặn ở Cần Giờ đều thắc mắc rằng rừng ngập mặn Cần Giờ có chức năng gì. Rừng ngập mặn có các vai trò và chức năng chính là:

Một số vai trò chính của rừng ngập mặn:

  • Phòng ngừa bão lũ: Hạn chế các thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra, đồng thời cũng là nguồn cung cấp thức ăn và nơi cư trú, sinh trưởng cho các loài động vật lẫn thủy hải sản
  • Nguyên liệu thuốc chữa bệnh: Trong rừng có khá nhiều loài cây được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh như cây xu, cây ô rô, cây chùm gọng, cây lức,...
  • Nguồn cung cấp thủy hải sản: Mang đến nguồn lợi thủy hải sản lớn bởi nơi đây có rất nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, ví dụ như: tôm thẻ, tôm sú, sò huyết, cá chẽm, cá ngát, cá mú,...
  • Nguồn cung cấp thức ăn cho động vật thủy sinh: Các bộ phận của cây khi rụng, chết có thể phân hủy tạo thành mùn hữu cơ trở thành nguồn thức ăn dồi dào và dinh dưỡng cho các loài động vật sinh sống dưới nước. Kể từ năm 1993 tới nay, nghề nuôi sú, tôm và nghêu sò tại đây cực phát triển
  • Cung cấp nhiên liệu dồi dào: Cung cấp củi gỗ để làm bột giấy, ván dăm, ván ép. Thậm chí, vỏ cây còn có thể sử dụng để sản xuất ra tanin nhuộm vải làm keo dán và lưới. Lá cây mắm còn được dùng để làm thức ăn cho các loại gia súc

đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vai trò to lớn

Vai trò đối với biến đổi khí hậu:

  • Giảm thiểu khoảng 50% sự tác động của sóng biển đối với đất liền, ngăn ngừa tình trạng nước biển dâng cao, bảo vệ cho cơ sở hạ tầng ven biển
  • Giảm độ cao của sóng biển khi đi qua rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Nâng cao sản lượng khai thác thủy hải sản. Giúp phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp tại Cần Giờ. Từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương

3. Tiềm năng phát triển du lịch rừng Cần Giờ

Du lịch Cần Giờ ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài các cảnh quan, địa điểm du lịch hấp dẫn thì Cần Giờ còn có nguồn thủy hải sản nhiều, đa dạng, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được cải tạo và bảo tồn cùng hệ thống cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư. Đây chính là các yếu tố giúp du lịch tại Cần Giờ có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

4. Địa điểm khám phá trong rừng ngập mặn Cần Giờ

Khu du lịch Vàm Sát: Là khu sinh thái nổi tiếng nằm trong rừng ngập mặn rất thu hút khách du lịch. Tới đây các bạn có thể tham quan đầm Dơi, câu cá sấu, thăm sân chim tự nhiên,...

Khu du lịch Đảo Khỉ: Nơi đây có trên 2.000 chú khỉ với đủ các giống loài. Không khí cũng rất trọng lành tự nhiên

Chợ Hàng Dương: Nếu các bạn muốn thưởng thức hải sản tươi ngon, giá rẻ thì chắc chắn không thể bỏ qua khu chợ này.

Trên đây là những thông tin quan trọng về rừng ngập mặn Cần Giờ. Nếu có cơ hội thì hãy ghé thăm nơi này một lần để tìm hiểu về sự đa dạng sinh học nơi đây nhé!